28/May2020

Quy định về ghi và sử dụng nhãn phụ hàng hóa

Nhãn phụ là gì và quy định về ghi và sử dụng nhãn phụ trên hàng hóa như thế nào?

Cơ sở pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 04 năm 2017;

Nhãn phụ là gì?

Nhãn hàng hóa được xác định là bản viết, vẽ, in, chụp của chữ viết, hình ảnh hoặc hình vẽ được dán, khắc, chạm trổ, in, đúc hoặc đính trực tiếp trên hàng hóa, bao bì và trên các chất liệu gắn trên đó. Bao gồm có nhãn gốc và nhãn phụ.

Trong đó, nhãn phụ được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm, ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, ghi những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc.

Quy định của pháp luật về nhãn phụ

– Về ngôn ngữ: Bắt buộc là tiếng Việt

– Về các trường hợp bắt buộc phải có nhãn phụ:

Hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam: trong đó bao gồm các hàng hóa mà nhãn gốc chưa thể hiện đủ nội dung bắt buộc; hàng hóa có nhãn gốc sử dụng ngôn ngữ là tiếng nước ngoài;

Hàng hóa bị trả về, không xuất khẩu được và đưa về lưu thông trên thị trường của Việt Nam.

– Về các trường hợp không bắt buộc ghi nhãn phụ – đó là các loại hàng hóa, sản phẩm sau:

Các phụ gia, nguyên liệu hoặc các chất hỗ trợ khi chế biến thực phẩm

Linh kiện được nhập khẩu về Việt Nam để sản xuất hoặc thay thế các linh kiện bị hỏng trong hoạt động, dịch vụ bảo hành hàng hóa, sản phẩm và không đưa ra thị trường để tiêu thụ.

– Về việc ghi nhãn phụ trên hàng hóa, sản phẩm:

Nội dung: Các thông tin thể hiện trên nhãn phụ phải tương thích, đúng với các thông tin ghi trên nhãn gốc, nêu được nguồn gốc cũng như bản chất của loại hàng hóa đó. Không được chứa những nội dung, hình ảnh gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, an toàn xã hội và quan hệ ngoại giao của nước ta như tranh chấp chủ quyền, nội dung nhạy cảm khác và không được trái với thuần phong mỹ tục.

Tên hàng hóa: Bắt buộc phải có trên nhãn gốc và nhãn phụ, in tại nơi người tiêu dùng, người sử dụng dễ nhìn, đọc được và có kích cỡ chữ lớn nhất so với các chữ viết thể hiện các nội dung khác được cá nhân, tổ chức sản xuất ra hàng hóa đặt ra cho hàng hóa của mình;

Xuất xứ hàng hóa: Thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “xuất xứ”, “sản xuất bởi”, “nước sản xuất”, “sản xuất tại”, “chế tạo tại” + tên nước hoặc tên vùng lãnh thổ sản xuất (không được viết tắt).

– Về tên, địa chỉ của các cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm với hàng hóa: Chủ thể chịu trách nhiệm bao gồm cá nhân, tổ chức thực hiện việc sản xuất; đại lý bán hàng cho người sản xuất; được nhượng quyền phân phối sản phẩm từ sản xuất. Riêng với các hàng hóa là trang thiết bị y tế phải có cả tên, địa danh của cá nhân, tổ chức sản xuất và cá nhân, tổ chức đăng ký lưu hành hàng hóa nêu trên nhãn phụ.

– Ngày sản xuất và hạn sử dụng:

Ngày sản xuất là mốc thời gian cuối cùng trong giai đoạn sản xuất hàng hóa – được thể hiện bằng cụm từ “ngày sản xuất” hoặc “NSX”.

Hạn sử dụng là mốc thời gian xác nhất định, từ mốc này trở đi hàng hóa không còn giữ được nguyên đặc tính chất lượng, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, đến sức khỏe người tiêu dùng. Được thể hiện bằng cụm từ “Hạn sử dụng”, “HSD” hay “HD”.

Ngày sản xuất và hạn sử dụng được tính và ghi theo năm dương lịch – ngày, tháng, năm.

– Về định lượng của hàng hóa

Nhằm xác định khối lượng, trọng lượng, thể tích của sản phẩm, hàng hóa hay số lượng các hàng hóa có trong bao bì thương phẩm, được ghi bằng số đếm tự nhiên hoặc một đơn vị đo lường nào đó, riêng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thì đơn vị đo lường phải áp dụng theo pháp luật của Việt Nam;

Thành phần, cấu tạo của hàng hóa: Bao gồm các nguyên liệu và các phụ gia để sản xuất, tạo ra hàng hóa.

Thông số kỹ thuật và các thông tin cảnh báo: Thông tin nhằm giúp người tiêu dùng, người sử dụng lưu ý khi vận chuyển, bảo quản hoặc sử dụng. Bao gồm các chỉ tiêu kỹ thuật nhất định có ảnh hưởng đến môi trường hoặc đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng đồng thời quyết định giá trị sử dụng của hàng hóa đó, được quy định tại quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa.

Một số nội dung khác như mã vạch, mã dấu, dấu…

Một số lưu ý khi sử dụng nhãn phụ:
– Giữ nguyên nhãn gốc ghi dán nhãn phụ, các nội dung trên nhãn phụ phải tương ứng với các nội dung được thể hiện trên nhãn gốc;

– Nhãn phụ phải được gắn trực tiếp trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa, nhưng phải đảm bảo không được che mất những nội dung luật bắt buộc nhãn gốc phải thể hiện hoặc các nội dung quan trọng.

Nguồn: luatnhandan.vn

ĐỊA CHỈ MUA TEM NHÃN - GIẤY IN MÃ VẠCH TEM NHÃN PHỤ CỦA HÀNG HÓA TẠI KHANGNGUYEN.NET Ở HÀ NỘI


Khang Nguyên là đơn vị giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Vật liệu in Giấy in mã vạch tem nhãn dùng in nhãn phụ của hàng hóa, kích thước tem nhãn được bế theo yêu cầu. Quý khách tham khảo tại danh mục GIẤY IN MÃ VẠCH - đặt giấy in mã vạch tem nhãn theo kích thước yêu cầu.

Báo giá giấy in tem nhãn phụ hàng hóa, quý khách liên hệ trực tiếp để được tư vấn chất liệu decal tem nhãn dán phù hợp với sản phẩm hàng hóa cần in tem nhãn phụ. Khang Nguyên cũng đồng hành cung cấp dịch vụ in tem nhãn phụ hàng hóa theo nội dung yêu cầu của khách hàng.

Địa chỉ mua tem nhãn phụ, in dịch vụ tem nhãn phụ hàng hóa theo yêu cầu tại khangnguyen.net như sau:
Hotline/ zalo/ tel: 0918229893 - 0915116858 - 02432202398
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VÀ DV KHANG NGUYÊN
Địa chỉ: Số 2B Ngõ 1/16 Phố Thúy Lĩnh, Phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.