11/Nov2019

Một số lỗi thường gặp ở máy in mã vạch tem nhãn

MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP Ở MÁY IN MÃ VẠCH TEM NHÃN

1) Lỗi phần cứng
Màn hình LCD không hoạt động đối với máy in mã vạch công nghiệp
Tất cả đèn trên máy in đang bật, chỉ có màn hình LCD không hiển thị và không thể hoạt động
Nguyên nhân: Bo mạch chủ hoặc EPROM bị hỏng
Giải pháp: Quý khách hãy liên hệ với nhà cung cấp, đại lý, cửa hàng bạn mua máy in mã vạch, cần thay bo mạch chủ hoặc cài đặt EPROM đúng cách.

2) Máy in tem nhãn không thể đo lường giấy
Nguyên nhân: Bộ phận cảm biến của máy in mã vạch gặp trục trặc.
Giải pháp: Làm sạch bề mặt cảm biến của máy in mã vạch hoặc liên hệ với nhà cung cấp, đại lý, cửa hàng bạn mua máy in mã vạch để thay thế cảm biến.

3) Máy in tem nhãn có một mạch ngắn

Nguyên nhân: Bụi trên bề mặt đầu in, hãy làm sạch đầu in bằng cồn hoặc thay thế đầu in.

4) Tem in ra bị lệch

Nguyên nhân: Đặt decal bị lệch trong quá trình lắp giấy, mực

Giải pháp: Lắp lại giấy sao cho dải decal được cố định bởi hai bên nẹp giấy.

5) Tem in ra không rõ ràng

Nguyên nhân: Nhiệt độ đốt nóng đầu in thấp, lắp sai chiều ribbon, sử dụng giấy và mực không tương thích làm bản in kém chất lượng.

Giải pháp: Điều chỉnh nhiệt độ đầu in tăng lên, lắp giấy và ribbon đúng chiều, đúng vị trí; mua đúng ribbon in phù hợp trên chất liệu decal.

6) Ribbon nhăn

Nguyên nhân:

Dải băng không quấn quanh trục cố định.
Cài đặt nhiệt độ không chính xác.
Thiết lập áp lực và cân bằng đầu in không chính xác.
Sử dụng cuộn decal to quá so với khuôn chứa.

Giải pháp:

Lắp đặt cuộn Ribbon cố định, chắc chắn.
Điều chỉnh nhiệt độ in để đáp ứng các yêu cầu in ấn.
Đặt lại áp suất tối thiểu cần thiết để in.
Sử dụng cuộn decal đúng kích thước cho phép.

7) Thay đổi cài đặt thông số

Nguyên nhân: Trong quá trình in tem nhãn, có những thông số hoạt động không chính xác, nếu bạn khẳng định rằng những thiết lập thông sô máy đã được thiết lập một cách chính xác hay chưa có sự điều chỉnh nào khác thì vấn đề có thể là do bo mạch chủ.

Giải pháp: Khởi động lại máy, thực hiện các cài đặt gốc, thiết lập lại các thông số, duy trì hoạt động của các thông số kể cả khi máy được khởi động lại. Sau khi cài đặt xong, chọn chế độ mặc định để sử dụng máy in. Trong trường hợp làm tất cả những điều trên mà máy vẫn không hoạt động bình thường bạn hãy gửi lại nơi bạn mua hàng để thay thế bo mạch chủ.

8) Lỗi phần mềm

Sử dụng phần mềm Barcode có sẵn theo máy để in các ký tự mã vạch thông thường nhưng lại in ra bằng phân mềm in khác. Nghĩa là có thể bạn đang sử dụng song song hai phần mềm và chúng không tương thích khi hoạt động chung với nhau như vậy. Do vậy có thể xảy ra những lỗi không mong muốn.

9) Nhãn lớn

Khi in mã vạch trên nhãn nhỏ thì hiển thị tốt và hoạt động bình thường, nhưng khi in trên nhãn lớn nội dung, hình ảnh hiển thị chỉ trên một nửa con tem, một nửa còn lại thì trống

Nguyên nhân: Bộ nhớ in quá nhỏ, khi nhãn quá lớn, một số thông tin bị mất.

Giải pháp: Liên hệ với nhà cung cấp sản phẩm để tăng bộ nhớ máy in.

10) Gặp lỗi khi thay decal

Khi chưa thay decal, mọi hoạt động của máy in đều diễn ra bình thường, nhưng khi bạn thay decal mới, Ribbon mới thì hoạt động của máy in lại không được bình thường như trước nữa.

Nguyên nhân do đâu? Nguyên nhân: Máy in có bộ nhớ nhận ra ruy-băng và nhãn.

Giải pháp: Cần phải đo lại giấy khi thay giấy và Ribbon. Ví dụ, ở chế độ in bình thường, nhấn MODE ba lần, hãy bấm phím FEED.

Trong quá trình sử dụng máy in mã vạch do Khang Nguyên cung cấp, nếu quý khách không tự khắc phục  được các lỗi trên, đừng ngại gọi tới hotline/zalo: 0919.229.893 để nhận được hỗ trợ kỹ thuật nhé. Đối với quý khách chưa mua sản phẩm tại Khang Nguyên, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ sửa chữa tận nơi ở khu vực nội thành Hà Nội, với giá dịch vụ sửa chữa mã vạch đi lại là 200k và tùy vào lỗi cụ thể sẽ có giá cụ thể. Khang Nguyên cam kết đảm bảo uy tín, đúng giá đúng lỗi.