Có nhiều lý do để mã vạch của bạn không quét được, chúng có thể bị sai dữ liệu, khi in bị nhăn mực, đầu máy in bị xước hoặc đơn giản là in ở những chất liệu không đạt chuẩn chất lượng. Khi gặp phải trường hợp này, doanh nghiệp nên bình tĩnh và xem lại các nguyên nhân có thể xảy ra. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp phải.
Mã vạch in sai mã code
Mã vạch sản phẩm có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ có một mã code (mã số) tương ứng, vì được mã hóa khác nhau nên hình dạng kích thước cũng khác. Có thể máy quét mã vạch của bạn đang không tương thích với loại mã code bạn muốn quét hoặc tính năng đọc mã code của máy bị ẩn đi, nếu bị ẩn thì chỉ cần mở lại là có thể đọc được. Máy quét mã vạch 1D, 2D, đơn tia, đa tia, quét được trên màn hình máy tính, hình ảnh, quét được mã QRcode v.v... Xem mua Máy quét mã vạch tại đây
Mã vạch được sử dụng phổ biến cho việc quản lý kho hàng, bán hàng phổ biến là mã EAN và code 128; mã vạch dùng trong quản lý hồ sơ bệnh nhân xét nghiệm y tế là mã code-128A. In tem mã vạch xét nghiệm tại đây
Hoạt động in ấn mã vạch
Khi sử dụng một thiết bị thì việc phát sinh những lỗi vặt trong quá trình sử dụng là điều hết sức bình thường. Để hiện tượng không đọc được mã vạch do một số lỗi đến từ việc in ấn mã vạch trên các sản phẩm. Đa số các mã vạch trên sản phẩm đều được nhà sản xuất in sẵn.
Mỗi nhà sản xuất đều in trên một chất liệu khác nhau thậm chí màu của mã vạch cũng khác nhau. Một số khác thì in ở những vị trí không có một bề mặt phẳng khiến cho việc đọc chúng trở nên khó hơn.
Màu mã vạch cũng ảnh hưởng rất nhiều tới việc có đọc được mã hay không, Máy quét chỉ có thể đọc mã vạch khi có các thanh màu tối được sử dụng trên nền sáng, tương phản với mã vạch được in ra. Máy quét đo khoảng cách tương phản giữa các không gian qua cảm biến đèn đỏ. Vì vậy điều quan trọng là phải sử dụng các màu tối để làm tăng độ tương phản này.
Vị trí dán mã vạch chưa chính xác
Kiểm tra mã vạch của bạn có phải đặt ở góc cong hay cạnh của hộp không, mã vạch có đủ không gian trên nhãn không. Các bề mặt cong không thể đọc dễ dàng bằng máy quét mã vạch. Hãy di chuyển chỗ dán nhãn tránh những vị trí cong. Ví dụ: dán mã vạch trên thân cây bút viết, không dán theo vị trí vòng tròn, mà dán mã vạch dọc trên thân cây bút để đảm bảo mã vạch thẳng giúp cho việc đọc mã vạch dễ dàng.
Bề mặt sản phẩm in mã vạch
Nếu sản phẩm có màu sắc là trong suốt hoặc mờ, điều này sẽ gây ra vấn đề với độ tương phản màu. Máy quét có thể không đọc được mã vạch. Ngoài ra, khi in mã vạch trên kim loại hay các bề mặt sáng bóng cũng rất dễ xảy ra trường hợp bị phản chiếu và lỗi mã vạch, từ đó cũng không thể đọc.
Mã vạch bị mờ, đứt gãy
Kiểm tra xem tất cả các đường mã vạch có đều và rõ ràng hay không. Tìm kiếm bất kỳ điểm mực thừa hoặc hư hỏng nào có thể xảy ra trong khi in. Nếu một trong các đường nét trên mã vạch bị đứt thì có nghĩa máy in mã vạch của bạn đang bị lỗi (lỗi xước đầu in, lỗi mực in ruy băng bị nhăn....)
Cần phải sửa chữa và bảo trì máy in mã vạch trước tiên. Các thanh và khoảng trống trong mã vạch là một số liệu nhất định về độ rộng và khoảng cách. Nhưng khi in vượt quá dung sai đó, quá trình quét mã vạch sẽ không thành công.
Sai dữ liệu mã vạch
Cấu trúc mã vạch không chính xác là một sai lầm có liên quan đến chất lượng dữ liệu kém và thường khó phát hiện hơn. Đảm bảo rằng mã vạch được xác định chính xác, sắp xếp và cấu trúc theo các tiêu chuẩn được đề xuất.
Chiều dài mã vạch không phù hợp
Một lỗi khá phổ biến trong quá trình thiết kế in ấn. Nếu bạn để ý bạn có thể nhận ra mã vạch có thể thay đổi chiều dài. Đôi khi một số người thiết kế có ít kinh nghiệm để mã vạch đó quá dài hoặc quá ngắn. Khiến chiếc máy của bạn khó đọc hơn.
Bạn có thể thử đưa mã vạch ra xa hơn với những mã vạch có độ dài cao. Và đưa gần hơn một chút với những mã vạch có chiều dài ngắn. Khi ở một khoảng cách phù hợp thì máy đọc mã vạch vẫn có thể đọc được chúng.
Chiều dài mã vạch ở đây là chiều ngang của mã vạch, nó quá dài hoặc quá ngắn. Nếu nó quá dài có thể vượt qua độ quét của máy đọc. Nếu có quá ngắn thì lúc này mật độ của mã vạch quá sát nhau khiến việc nhận diện trở nên khó khăn.
Tác động do môi trường bên ngoài
Quá trình vận chuyển sản phẩm có thể khiến nhãn mã vạch bị bong, xước, mờ. Hãy đảm mã vạch luôn ổn định khi vận chuyển. Đặc biệt nếu một số nhãn mã vạch rất nhạy cảm với môi trường. Bạn nên chú ý sử dụng vật liệu nhãn giấy sao cho hợp lý.
Chất liệu mực in mã vạch
Bản in mã vạch bị mờ, một phần do chất liệu mực in ruy băng mực chưa phù hợp trên chất liệu decal tem nhãn. Chất lượng mực in ruy băng mã vạch kém chất lượng. Do sử dụng máy in mã vạch công nghệ in nhiệt trực tiếp không dùng mực, in trên tem nhiệt, chất lượng bản in không được rõ nét và để vài tháng nhiệt trên chữ sẽ bay mất làm mờ bản in. Xem thêm sản phẩm Mực in mã vạch tại đây.
Sản phẩm cao cấp cần đầu tư máy in mã vạch cao cấp. Máy in mã vạch có độ phân giải 203dpi cho chất lượng bản in rõ nhưng máy in mã vạch có độ phân giải 300dpi cho chất lượng bản in siêu nét, in các chi tiết nhỏ.
Do vậy, để có được chất lượng bản in mã vạch tốt cần nhiều yếu tố: máy in mã vạch có độ phân giải cao, mực in mã vạch phù hợp, đầu in không xước, không nhăn mực trong quá trình vận hành máy in v.v...
Ngoài câu hỏi vì sao mã vạch không quét được, nhiều người cũng hay thắc mắc vấn đề kiểm tra mã vạch hàng hóa trên các ứng dụng điện thoại không hiển thị thông tin. Để thông tin về sản phẩm như: nhà sản xuất, phân phối, thông tin chi tiết sản phẩm,… được hiển thị khi dùng phần mềm quét bằng điện thoại, doanh nghiệp phải liên hệ và đăng ký dịch vụ thông tin thương phẩm.
Các ứng dụng quét mã trên điện thoại có tính cập nhật thông tin sản phẩm thường xuyên, hiển thị đánh giá và nhận xét của người tiêu dùng dành cho sản phẩm, giúp nâng cao tương tác giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, tạo niềm tin vững chắc trong lòng người tiêu dùng.